Thí nghiệm tiến hành theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp với 15 nghiệm thức: không bón phân; bón phân theo khuyến cáo (220 N, 90 kg P2O5 và 90 kg K2O/ha - Đối chứng); giảm 25%, 50%, 75% N, 50% P2O5 và 50% K2O có xử lý các chế phẩm sinh học (CPSH); bón phân theo khuyến cáo có xử lý các CPSH và bón phân nhả chậm. Kết quả cho thấy, trong vụ hè thu 2018 ở Hậu Giang các nghiệm thức NT5 (110 N-45 P2O5 - 45 K2O + Cát Tường), NT8 (110 N-90 P2O5-90 K2O + HATAKE#8), NT11 (165 N-90 P2O5-90 K2O + NANO-BIO) khả năng kháng bệnh đốm lá lớn khác biệt so với đối chứng. Trong vụ đông xuân 2017-2018 ở Đồng Tháp, xử lý HATAKE#7, #8 và NANO-BIO đã cải thiện chiều cao cây; giảm 25-50% N, 0-50% P2O5 và K2O kết hợp xử lý CPSH không ảnh hưởng đến trạng thái cây, độ bền lá, tỉ lệ hạt và khối lượng 1000 hạt so với đối chứng; ở nghiệm thức NT5 (110 N-45 P2O5-45 K2O + Cát Tường) và NT6 (110 N-45 P2O5-45 K2O + HATAKE#7) trạng thái bắp đẹp hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong cả hai điểm thí nghiệm, ở các nghiệm thức NT13: 220 N-90 P2O5-90 K2O + ABI; NT14: 220 N-90 P2O5-90 K2O + SUMITRI và bón phân nhả chậm (NT15) thì sinh trưởng, chống chịu và năng suất ngô không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng; ở nghiệm thức bón 220 N-90 P2O5-90 K2O + ABI (NT13) năng suất ngô đạt cao nhất 6,5 tấn/ha trong vụ hè thu 2018 ở Hậu Giang và 10,12 tấn/ha trong vụ đông xuân 2017-2018 ở Đồng Tháp.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên