Đánh giá hiệu quả tài chính của các mô hình canh tác tại 03 vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn ở trong và ngoài đê của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình canh tác có hiệu quả trong tái cơ cấu nông nghiệp là việc rất cấp thiết. Qua khảo sát 150 hộ tại 03 vùng sinh thái tại huyện Thạnh Phú và áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan cho thấy nhân tố diện tích, chi phí giống, chi phí vật tư có ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình. Vùng trong đê, mô hình Tôm càng xanh - lúa cho lợi nhuận cao nhất (trung bình là 37,4 triệu đồng), mô hình Tôm càng xanh - dừa cho lợi nhuận khá và mô hình độc canh cây lúa (2 vụ/năm) cho lợi nhuận thấp nhất (trung bình là 25,6 triệu đồng). Vùng ngoài đê, bị mặn thì mô hình Tôm quảng canh - cua là mô hình có lợi nhuận cao nhất (38,86 triệu đồng).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên