Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT) ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá vai trò và tác động của rong biển và thực vật thủy sinh (TVTS) đến năng suất và lợi nhuận của mô hình. Các hộ nuôi tôm QCCT được chọn phỏng vấn chia thành 3 nhóm về tình trạng rong biển và TVTS xuất hiện tự nhiên trong ao. Nhóm 1: ao nuôi tôm QCCT có sự hiện diện tự nhiên của nhiều loại rong biển và TVTS nhưng không có rong câu (rong hỗn hợp), nhóm 2: ao nuôi tôm QCCT có rong câu xuất hiện tự nhiên ưu thế hơn các loài rong biển và TVTS khác, và Nhóm 3: ao nuôi tôm QCCT không có sự hiện diện của rong biển và TVTS nhưng có sự hiện diện của cây đước hoặc cây mắm chiếm từ 20-30% diện tích ao. Kết quả khảo sát từ ý kiến nông hộ cho biết có 4 loại rong biển (rong câu Gracilaria, rong xanh Cladophoraceae, rong bún Enteromorpha và rong nhớt Spirogyra) và 3 loại TVTS (rong đá Najas, rong đuôi chồn Ceratophyllum và cỏ năn Eleocharis) thường xuất hiện tự nhiên trong ao nuôi tôm QCCT, trong đó rong câu được ưa thích duy trì trong ao nuôi nhiều nhất (35% số hộ), kế đến là rong đá (23,3% số hộ), các loại rong khác có tỉ lệ thấp hơn. Đa số ý kiến nông hộ (81,7-91,7%) cho rằng rong biển và TVTS có vai trò quan trọng trong ao nuôi tôm QCCT như cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn trực tiếp, nơi trú ẩn cho tôm, cua và tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Bên cạnh đó, khi phát triển quá mức chúng cũng gây ra một số trở ngại nhất định như làm nước ao rất trong, gây thối nước khi tàn lụi, cản trở hoạt động sống của tôm, cua và làm giảm năng suất tôm nuôi. Nhóm 2 đạt năng suất tôm sú và lợi nhuận cao nhất (336,8±92,7 kg/ha/năm và 70,2±26,4 triệu đồng/ha/năm), kế đến là nhóm 1 (282,1±122,2 kg/ha/nămvà 57,8±29,0 triệu đồng/ha/năm) và hai nhóm này cao hơn có ý nghĩa thống kê (p50% và ao nuôi tôm QCCT không có rong biển và TVTS.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên