Lúa mùa nổi thích ứng tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt vùng có mực nước sâu như ở An Giang, nên việc bảo tồn vùng lúa mùa nổi và sự đa dạng sinh học ở vùng sinh thái này đã và đang được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn những dòng vi khuẩn nội sinh lúa mùa nổi có khả năng hòa tan photpho tốt nhất. Tổng số 80 dòng vi khuẩn nội sinh lúa mùa nổi được phân lập trên môi trường LGI và NFb. Trong đó, bốn dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan P cao nhất được phân lập từ môi trường LGI là 7-LR6b, 7-LR6a, 4-LT6a, và 5-LT6a, với lượng P được hòa tan từ 14,55 – 21,17 mg P2O5 L-1. Bốn dòng vi khuẩn 16-NT6a, 31-NRT6, 24-NT6, 9-NT6 phân lập từ môi trường NFb có khả năng hòa tan P cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với các dòng vi khuẩn còn lại, với hàm lượng P được hòa tan 4,41 - 6,35 mg P2O5 L-1 sau 15 ngày ủ. Hai dòng vi khuẩn 5-LT6a, và 16-NT6a có tiềm năng nhất sẽ được định danh. Mặc dù khả năng hòa tan P của vi khuẩn nội sinh từ cây lúa mùa nổi được đánh giá trong điều kiện in-vitro, cần đánh giá ảnh hưởng của các dòng vi khuẩn này đến sự phát triển và năng suất lúa mùa nổi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên