Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của thời gian thu hoạch (đốn mía) đến sự biến đổi chất lượng (thông qua các chỉ tiêu hóa học) và năng suất (thông qua các đặc điểm vật lý) của các giống mía trồng ở vùng đất phèn Phụng Hiệp, Hậu Giang. Kết quả khảo sát cho thấy các giống mía trồng phổ biến ở Phụng Hiệp là DLM24, ROC22 và QĐ11. Trong giai đoạn tăng trưởng, đường khử trong thân mía giảm dần, trong khi độ Brix, đường saccharose và chữ đường (CCS) tăng dần. Các giống mía DLM24, ROC22, QĐ11 đạt chữ đường khoảng 7 đến 11 CCS sau 8 đến 10 tháng tăng trưởng. Trong quá trình phát triển, các đặc điểm vật lý (chiều cao, đường kính thân) thay đổi đã làm thay đổi cả khối lượng của cây mía. Phân tích sơ bộ giá trị kinh tế của việc buôn bán mía ở các thời điểm tăng trưởng trong mối quan hệ với chữ đường và năng suất cũng được thực hiện đồng thời.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên