Năng suất vật rụng của ba loài cây Vẹt tách, Đước đôi và Mắm trắng tại cồn Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã được nghiên cứu trong một năm từ tháng 2/213 đến tháng 1/2014. Loài Đước đôi hàng năm cung cấp lượng vật rụng cho nền rừng ước tính 12,98 tấn/ha khối lượng khô vật rụng. Trong đó lá rụng là thành phần đóng góp nhiều nhất 67% của tổng vật rụng, tiếp theo là cành chiếm (17%), lá kèm (8%), cành (7%), trụ mầm (5%) và các thành phần của hoa (3%). Loài vẹt tách, tổng khối lượng khô vật rụng hàng năm bổ sung cho nền rừng ước tính (9,84 tấn/ha. Lá chiếm hơn (71%) tổng số vật rụng, tiếp đến là lá kèm (13%), trụ mầm (8%), cành (7%) và những thành phần của hoa (1%). Loài Mắm trắng, tổng khối lượng khô vật rụng hàng năm bổ sung cho nền rừng ước tính 10,12 tấn/ha. Lá rụng là thành phần đóng góp nhiều nhất (65%), tiếp đến là trái (17%), cành (12%) và cuối cùng là hoa (6%). Trong rừng đước không tìm thấy tương quan cho tổng vật rùng và các thành phần chính của nó với các yếu tố khí hậu. Tổng lượng vật rụng của rừng Đước và rừng Vẹt không khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, lá rụng ở rừng Vẹt trong mùa khô cao hơn mùa mưa. Tổng số vật rụng của rừng Mắm trong mùa khô cao hơn mùa mưa. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy năng suất vật rụng của rừng Đước không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các yếu tố khí hậu thủy văn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên