Từ lâu thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật và cá. Sau một thời gian các nhóm vi khuẩn đã kháng lại thuốc. Tuy nhiên, nhiều cây dược liệu lại không gặp phải bất lợi này. Vì vậy phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây Diếp cá trồng ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 nhằm tìm được các dòng vi khuẩn có tính kháng khuẩn góp phần thay thế kháng sinh tổng hợp. Kết quả, hai mươi tám dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ mẫu Diếp cá trồng ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đa số các dòng vi khuẩn này có dạng hình que, gram âm và có khả năng chuyển động, ngoài ra chúng còn có các đặc tính cố định đạm, tổng hợp IAA và hòa tan lân. Kết quả khảo sát khả năng cố định ammonium và tổng hợp IAA của vi khuẩn cho thấy các dòng vi khuẩn này có thể tổng hợp được một lượng ammonium và IAA nhất định sau 2 ngày chủng. Lượng ammonium và IAA này tăng cao nhất vào ngày thứ 4 và giảm dần sau sáu ngày chủng. Trong đó, dòng TS7 có khả năng tổng hợp lượng ammonium cao nhất (3,30 µg/mL). Nồng độ IAA được sinh ra nhiều nhất là 8,51 µg/mL (do dòng RS10 tổng hợp). Hai mươi dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn trên 2 chủng vi khuẩn Escherichiacoli và Aeromonashydrophila cho thấy có 13 dòng có hoạt tính kháng Escherichiacoli, 5 dòng có tính kháng Aeromonashydrophila và 4 dòng có khả năng kháng được Escherichiacoli và Aeromonashydrophila. Ba dòng vi khuẩn được nhận diện ở cấp độ loài bằng phương pháp giải trình tự 16S-rRNA. Dòng RS4 được nhận diện là Bacillussubtilis (ở mức độ là 98%). Dòng TS7 có độ tương đồng là 98% với Bacilluscereus và dòng TS9 có độ tương đồng 91% với Bacillusmegaterium.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên