Đề tài “Nghiên cứu phương pháp ủ bùn đáy ao nuôi tôm nước mặn thâm canh” đã được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hoai của vật liệu ủ có bổ sung nấm Trichoderma và không có nấm Trichoderma. Vật liệu ủ là sự phối trộn của bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh sau rửa mặn (EC≤4 mS.cm-1) với rơm và với vỏ trấu, có tỉ lệ C/N tương ứng 35/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nghiệm thức Bùn-rơm, Bùn-rơm-Trichoderma, Bùn-rơm-trấu, Bùn-rơm-trấu-Trichoderma đã được hoai với giá trị thể hiện như phần trăm thể tích, tỉ lệ C/N, tổng hàm lượng các bon, tổng hàm lượng lân của các nghiệm thức giảm có ý nghĩa lần lượt là 45-57,3%, 10,6-20,6, 3,76-5,79%, 0,23-0,27%; trong khi đó tổng hàm lượng đạm, đạm amon, đạm nitrat, lân dễ tiêu tăng có ý nghĩa lần lượt là 0,28-0,38%, 21,7-29,3 mg/kg, 9,4-21,5 mg/kg, 82,3-86,6 mgP/kg; không còn mùi hôi, không hấp dẫn côn trùng, tơi xốp và có màu nâu đen sau 75 ngày ủ. Nghiệm thức bổ sung nấm Trichoderma hoai có ý nghĩa so với nghiệm thức không có nấm Trichoderma.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên