Rầy nâu là một trong những loại côn trùng gây hại cho lúa. Rầy nâu hút nhựa của cây lúa và phát tán các loại virus gây bệnh cho lúa như:bệnh lùn sọc đen,bệnh lùn xoắn lá, bệnh sọc gân lá, bệnh Tungro, vân vân. Để ngăn chặn những dịch bệnh, nông dân thường chọn giải pháp xịt thuốc trừ sâu, nhưng giải pháp này có chi phí cao, gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi tính bền vững của hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, một giải pháp sinh thái giúp ngăn chặn sựlan truyền rầy nâu và giảm việc sửdụng thuốc trừ sâu là trồng hoa xung quanh bờ đê của ruộng lúa. Những loại hoa có tác dụng thu hút các loài thiên địch của rầy nâu vào ruộng lúa và những loài thiên địch này sẽ ăn thịt và làm giảm số lượng rầy nâu. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu phân bố không gian trên ruộng lúa của loại hoa này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rầy nâu. Chúng tôi tìm các mối liên hệgiữa các đối tượng trong môi trường sống của rầy nâu: lúa, hoa, rầy nâu, thời gian, không gian, nhiệt độ và vận tốc gió. Do tính chất phức tạp trong môi trường sống của rầy nâu, chúng tôi ngoài việc sử dụng các mô hình toán học thì hướng tiếp cận sử dụng mô hình dựa trên cá thể là một lựa chọn để mô hình hóa hệ thống phức tạp này. Mô hình dựa trên cá thể giúp chúng ta khảo sát các mối liên kết qua lại giữa các đối tượng trong môi trường sống của rầy nâu. Chúng tôi xây dựng một mô hình và sửdụng nó để mô phỏng 4 kịch bản liên quan tới mật độ dân sốrầy nâu. Từkết quả đạt được, chúng tôi hiểu được mối liên hệgiữa phân bố không gian trên ruộng lúa của loại hoa thu hút thiên địch tới quá trình phát triển của rầy nâu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên