Đề tài đã được thực hiện tại ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013. Thí nghiệm gồm có ba nghiệm thức: phân heo (đối chứng), lục bình và bèo tai tượng; mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại kéo dài khoảng 60 ngày. Nước nạp cho tứi ủ được pha theo tỉ lệ 1:2 (nước thải túi ủ phân heo:nước ao). Kết quả cho thấy trung bình tổng lượng khí sinh ra ở các nghiệm thức không khác biệt với giá trị thể hiện phân heo là 7202 ± 641L, khoảng dao động 6789 L - 7940 L; lục bình là 5170 ± 2663 L, khoảng dao động 2224 L - 7408 L; bèo tai tượng là 6445 ± 1782L, dao động 4388 L - 7521 L. Trung bình tỉ lệ khí CH4 ở các nghiệm thức phân heo, lục bình và bèo tai tượng lần lượt là 55,7%, 52,0%, và 55,1. Tỉ lệ trung bình khí CO2 là 38,6%, 42,3% và 39,6% tương ứng. Trong khi đó, tỉ lệ các khí khác rất thấp so với khí CH4, CO2 với phân heo trung bình là 5,7%, lục bình là 5,7%, bèo tai tượng là 5,4%. Trung bình phần trăm khí CH4, CO2, và các khí khác sinh ra khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Do đó, lục bình và bèo tai tượng là nguồn nguyên liệu sẳn có có khả năng thay thế hoàn toàn phân heo là vật liệu nạp cho túi ủ biogas để sản xuất khí sinh học cho người dân sử dụng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên