Fusarium là tác nhân gây bệnh nấm trên nhiều loài cá và giáp xác. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, định danh và xác định khả năng gây bệnh của chủng vi nấm phân lập trên cá lóc trong điều kiện thí nghiệm. Nghiên cứu này lần đầu tiên phân lập và định danh (dựa vào phương pháp nuôi cấy truyền thống và phương pháp sinh học phân tử) chủng Fusarium oxysporum VL1.23 từ 62 mẫu cá lóc được thu từ các ao nuôi tại An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy F. oxysporum VL1.23 là tác nhân chính gây lở loét và mòn vây trên cá lóc (tỷ lệ cá chết tích lũy là 93,3% khi tiêm 2×105 bào tử/cá) sau 14 ngày cảm nhiễm. Ngoài ra, biến đổi cấu trúc mô mang, cơ và gan của cá nhiễm nấm ngoài tự nhiên cũng được quan sát.
Phạm Minh Đức, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Tuấn, 2012. KHảO SáT MầM BệNH TRÊN Cá LóC (CHANNA STRIATA) NUÔI AO THÂM CANH Ở AN GIANG Và ĐồNG THáP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21b: 124-132
Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn, 2012. ĐịNH DANH NấM THủY MI (ACHLYA BISEXUALIS) Và KHảO SáT HóA CHấT KHáNG VI NấM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 165-172
Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn, 2011. NGHIÊN CỨU THUỐC KHÁNG NẤM VÀ HÓA CHẤT KHÁNG VI NẤM PLECTOSPORIUM ORATOSQUILLAE VÀ ACREMONIUM SP. TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19b: 20-29
Phạm Minh Đức, 2010. THÍ NGHIỆM GÂY CẢM NHIỄM NẤM BẤT TOÀN PLECTOSPORIUM ORATOSQUILLAE VÀ ACREMONIUM SP. TRÊN TÔM HE NHẬT BẢN (PENAEUS JAPONICUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 224-231
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên