Mudskipper (Pseudapocryptes elongatus) has become a new cultured and high economic value species (US$ 6-7/kg in June 2008) in markets and farmed in the coastal area of the Mekong Delta, especially in Soc Trang and Bac Lieu provinces. In order to provide some useful information on technical and economic aspects of mudskipper culture, an investigation was conducted randomly through interviews 72 mudskipper farmers in Soc Trang and Bac Lieu provinces from December 2006 to March 2007. The wild mudskipper juveniles were caught and stocked in ponds at 16.2 ind/m2 in low stocking density farms and 95.7 ind/m2 in high stocking density culture systems from May to December. Local commercial feed (Dollars) was used in mudskipper pond culture. Fish yields were 0.8 ton/ha in the low stocking density farms and 6.4 ton/ha in the high stocking density culture farms. Production cost and net profit were US$ 967/ha and US$ 1,039/hain the low stocking density farms; and US$ 8,696/ha and US$ 12,784/ha in the high stocking density culture farms. Mudskipper culture is potential for coastal aquaculture development and an alternativeculture system to shrimp farming in the Mekong Delta. However, seed production of the mudskipper has been considered as a challenge for mudskipper aquaculture development in the Mekong Delta.
Title: Study on mudskipper (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) pond culture in the coastal area of Soc Trang and Bac Lieu provinces
TóM TắT
Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao (giá bán tại chợ 100.000 đ/kg, năm 2008) và đang được nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đặc biệt là hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Điều này làm tăng tính hấp dẫn đối với người nuôi. Nghiên cứu này nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về kỹ thuật và kinh tế trong nuôi cá kèo. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 72 hộ nuôi cá kèo ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu từ tháng 12/2006 đến tháng 3 năm 2007. Kết quả cho thấy, nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên, được nông dân mua và thả nuôi với 2 nhóm mật độ thấp (trung bình 16,2 con/m2) và cao (95,7 con/m2). Mùa vụ nuôi từ tháng 5 đến tháng 12. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (Dollars). Năng suất cá nuôi đạt bình quân 0,8 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ thấp và 6,4 tấn/ha ở các hộ nuôi cá với mật độ cao. Chi phí và lợi nhuận tương ứng là 16 triệu và 17,1 triệu đồng/ha ở nhóm hộ nuôi cá với mật độ thấp; 143,5 triệu và 211 triệu đồng/ha ở nhóm hộ cá với nuôi mật độ cao. Cá kèo là đối tượng nuôi tiềm năng và có thể nuôi luân canh với tôm sú ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, một thách thức lớn là sinh sản nhân tạo cá kèo để chủ động nguồn giống cho phát triển nghề nuôi cũng như góp phần bảo vệ nguồn lợi cá kèo tự nhiên trong tương lai.
Từ khóa: Cá kèo, ĐBSCL, mật độ, nuôi, Pseudapocryptes elongatus
Trích dẫn: Trương Hoàng Minh, 2017. Hiệu quả của việc chuyển đổi nuôi tôm sú (Penaeus monodon) sang thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 117-124.
Trích dẫn: Trương Hoàng Minh, 2017. Đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 133-139.
Trương Hoàng Minh, Tô Phâm Thị Hà Vân, 2014. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) sinh thái Ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 136-144
Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuấn, Trần Trọng Tân, 2013. SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH TÔM SÚ-LÚA LUÂN CANH TRUYỀN THỐNG VÀ CẢI TIẾN Ở TỈNH KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 143-150
Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trần Hoàng Tuấn, TRAN NGO MINH TOAN, 2013. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) TRÊN LỒNG Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 246-254
Minh, T.H., 2018. Assessment on the technical and financial characteristics and livelihood strategy of while leg shrimp (Litopenaeus vannamei) and tiger shrimp (Penaeus monodon) farms in Cu Lao Dung district, Soc Trang province. Can Tho University Journal of Science. 54(2): 27-34.
Trương Hoàng Minh, Trương Quốc Phú, Wenresti G. Gallardo, 2010. SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 71-80
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên