Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 06-12/2013, thông qua việc phỏng vấn 93 hộ nuôi trên địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở Tiền Giang có kinh nghiệm nuôi lâu hơn so với Đồng Tháp, trình độ học vấn chủ yếu là cấp II và cấp III, nguồn thông tin kỹ thuật chủ yếu từ kinh nghiệm và học hỏi từ nông dân khác. Tổng số bè và thể tích trung bình/bè ở Tiền Giang (10,8 bè/hộ; 99,8 m3/bè) lớn hơn ở Đồng Tháp (3,52 bè/hộ; 70,2 m3/bè). Nguồn cá giống thả nuôi ở Đồng Tháp chủ yếu từ các hộ ương trong tỉnh (69,7%) và Tiền Giang là ngoài tỉnh (86,7%). Tiền Giang có mật độ thả nuôi cao (282 con/m2) và kích cỡ giống nhỏ (59,5 con/kg) hơn so với Đồng Tháp (180 con/m3 và 44,9 con/kg). Hàm lượng đạm trong thức ăn, số lần cho ăn và FCR khác biệt không đáng kể giữa 2 tỉnh. Bệnh xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tháng 5-6 và tháng 12-01. Năng suất nuôi ở Tiền Giang là 7,72 tấn/100m3 cao hơn so với Đồng Tháp (5,69 tấn/100m3). Kích cỡ thu hoạch và tỷ lệ sống khác biệt không đáng kể giữa 2 tỉnh. Cá thương phẩm chủ yếu được thương lái thu mua (92,5%) sau đó vận chuyển đến TP.HCM và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Tổng chi phí đầu tư; lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong nuôi cá ở Tiền Giang (244; 73,2 tr.đ/100m3/vụ và 31%) lần lượt cao hơn so với Đồng Tháp (185; 21,72 tr.đ/100m3/vụ và 12%). Giá thành sản xuất bình quân ở 2 tỉnh là 32,11 nghìn đồng/kg và giá bán là 39,4 nghìn đồng/kg, với tỷ lệ hộ lời 94,6%. Tổng chi phí và FCR có tương quan thuận với lợi nhuận, trong khi năng suất và giá bán có tương quan nghịch.
Từ khóa: cá điêu hồng, kỹ thuật, nuôi lồng bè, tài chính
Trích dẫn: Trương Hoàng Minh, 2017. Hiệu quả của việc chuyển đổi nuôi tôm sú (Penaeus monodon) sang thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 117-124.
Trích dẫn: Trương Hoàng Minh, 2017. Đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 133-139.
Trương Hoàng Minh, Tô Phâm Thị Hà Vân, 2014. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) sinh thái Ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 136-144
Trương Hoàng Minh, Trần Hoàng Tuấn, Trần Trọng Tân, 2013. SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH TÔM SÚ-LÚA LUÂN CANH TRUYỀN THỐNG VÀ CẢI TIẾN Ở TỈNH KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 143-150
Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thanh Phương, 2011. NGHỀ NUÔI CÁ KÈO (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS, CUVIER 1816) Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18b: 219-227
Trương Hoàng Minh, Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trần Hoàng Tuấn, TRAN NGO MINH TOAN, 2013. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) TRÊN LỒNG Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 246-254
Minh, T.H., 2018. Assessment on the technical and financial characteristics and livelihood strategy of while leg shrimp (Litopenaeus vannamei) and tiger shrimp (Penaeus monodon) farms in Cu Lao Dung district, Soc Trang province. Can Tho University Journal of Science. 54(2): 27-34.
Trương Hoàng Minh, Trương Quốc Phú, Wenresti G. Gallardo, 2010. SỰ PHÂN BỐ VÀ MỨC ĐỘ KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (PSEUDAPOCRYPTES ELONGATUS) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 71-80
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên