Thông tin chung: Ngày nhận bài: 04/11/2016 Ngày nhận bài sửa: 05/02/2017 Ngày duyệt đăng: 30/08/2017 Title: The efficiency of converting from black tiger shrimp to white leg shrimp cuture in Soc Trang province Từ khóa: Chuyển đổi, kỹ thuật, Sóc Trăng, tài chính, tôm sú, tôm thẻ chân trắng Keywords: Convert, finance, Soc Trang, technique, tiger shrimp, white leg shrimp | ABSTRACT The study was conducted to evaluate the converting of intensive shrimp farming from black tiger shrimp (BS) to white leg shrimp (WS) systems in Soc Trang province through interviews 30 BS farmers and 30 WS farmers from June to December 2015. The collected information includes (1) the technical and financial aspects and (2) the factors affected to farmers’ decisions. The results showed farming seasons, stocking density, survival rate, productivity and harvest size in BS farms (1-2 seasons, 27.13 shrimp/m2, 66.37%, 2.5 tons/ha/season, 63.77 shrimp/kg) were lower than that of WS farms (2-3 seasons, 55.43 shrimp/m2, 67.13%, 4.05 ton/ha/season, 95.37 shrimp/kg). Total cost of WS farms (347.8 VND million/ha/crop) was higher than that of BS (299.2 VND million/ha/crop). Profit in WS farms (135.7 VND million/ha/crop) was also higher than that in BS farms (96.5 VND million/ha/crop). There were four reasons leading to the converting decision in the shrimp farming system. They include diseases, culture duration, benefit per cost and environment. Fifty five percent of shrimp farmers had a desire to keep WS farming system in the future; 23.3% of them tended to BS farming in the upcoming crop; 15% favored both systems and 6.7% switched to other species. Shrimp yield was in a linear relationship with stocking density, survival rate, culture period, harvest size and FCR. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự chuyển đổi mô hình nuôi tôm thâm canh của nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng thông qua việc phỏng vấn 30 hộ nuôi tôm sú (TS) và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) từ tháng 6-12/2015. Các thông tin được thu thập gồm (1) các khía cạnh kỹ thuật và tài chính và (2) các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng nuôi. Các yếu tố kỹ thuật trước và sau khi chuyển đổi mô hình nuôi cho thấy số vụ nuôi, mật độ nuôi, tỷ lệ sống, năng suất và kích cỡ tôm thu hoạch ở mô hình nuôi TS (1-2 vụ/năm, 27,13 con/m2, 66,37%, 2,5 tấn/ha/vụ, 63,77 con/kg) thấp hơn khi chuyển sang nuôi tôm TCT (2-3 vụ/năm, 55,43 con/m2, 67,13%, 4,05 tấn/ha/vụ, 95,37 con/kg). Tổng chi phí của mô hình nuôi TCT (347,8 triệu/ha/vụ) cao hơn so với TS (299,2 triệu/ha/vụ). Lợi nhuận trong nuôi tôm TCT (135,7 triệu/ha/vụ) cao hơn so với TS (96,5 triệu/ha/vụ). Có 4 nguyên nhân dẫn đến việc quyết định sự chuyển đổi mô hình nuôi tôm. Đó là dịch bệnh, thời gian nuôi, tỷ suất lợi nhuận và môi trường. Có 55% hộ nuôi tiếp tục nuôi tôm TCT, 23,3% hộ nuôi tiếp tục nuôi TS, 15% hộ chọn nuôi cả hai mô hình và 6,7% hộ chuyển sang nuôi loài khác. Năng suất có tương quan tỷ tuyến tính với mật độ nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và hệ số tiêu tốn thức ăn. |