Nghiên cứu ứng dụng nền tảng Google Earth Engine (GEE) trên ảnh vệ tinh Landsat và Sentinel-2 thông qua việc phân tích giá trị chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) nhằm truy xuất và thành lập bản đồ hiện trạng rừng ngập mặn ven biển và tôm rừng tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích rừng ngập mặn và tôm rừng tập trung chủ yếu ở 3 huyện gồm Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi. Trong giai đoạn nghiên cứu, rừng ngập mặn có xu hướng giảm diện tích, trong đó diện tích rừng cao nhất vào năm 2005 với khoảng 35.897,52 ha và giảm thấp nhất vào năm 2017 với chỉ 17.668,39 ha. Bên cạnh đó tôm rừng có xu hướng biến động diện tích tăng giảm đan xen phức tạp, với diện tích tôm rừng cao nhất đạt 39.062,03 ha (năm 2014) và giảm thấp nhất còn 22.046,92 ha vào năm 2011. Về khả năng giải đoán rừng từ nguồn tư liệu viễn thám khác nhau, so với số liệu thống kê, diện tích tôm rừng giải đoán từ ảnh Sentinel-2, diện tích rừng giải đoán chênh lệch khoảng 8.642,96 ha tại huyện Đầm Dơi (cao nhất) và khoảng -80,28 ha ở huyện cao nhất tại huyện Trần Văn Thời với -3.710,55 ha, và thấp nhất với -11,28 ha tại huyện Phú Tân. Nghiên cứu bước đầu cho thấy khả năng của ảnh vệ tinh Landsat và Sentinel-2A trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng, nhằm cung cấp bộ số liệu cơ bản phục vụ công tác quản lý và chiến lược phát triển rừng trong tương lai
Tạp chí: Hội thảo khoa học sau đại học nắm 2017: Một số vấn đề khoa học xã hội và nhân văn, ngày 5/10/2017 tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên