Trái giác (Cayratia trifolia L.) có chứa nhiều hợp chất sinh học với khả năng kháng oxy hóa và giảm sự tăng trưởng của khối u nên có khả năng được ứng dụng làm dược liệu. Ngoài ra, với màu sắc và hương vị đặc trưng nên trái giác cũng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để lên men rượu vang. Đây là loại nguyên liệu mọc hoang khá phong phú ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính sinh học của trái giác (hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng kháng oxy hóa) và khảo sát các điều kiện lên men rượu vang trái giác (nhiệt độ, pH, mật số giống chủng, hàm lượng chất khô hòa tan và thời gian lên men) sử dụng nấm men chịu nhiệt Saccharomycescerevisiae AG2.1. Kết quả cho thấy trái giác ở tỉnh Kiên Giang có hàm lượng polyphenol tổng số là 1,0 mg GAE/mL và khả năng kháng oxy hóa là 49,2%. Điều kiện lên men rượu vang trái giác sử dụng nấm men chịu nhiệt S.cerevisiae AG2.1 được xác định với hàm lượng chất khô hòa tan ở 22,6oBrix, pH 4,0, mật số giống chủng ban đầu 105 tế bào/mL và lên men ở nhiệt độ 35oC trong 6 ngày, sản phẩm đạt độ rượu là 11,28% (v/v). Trong thử nghiệm lên men 1 L dịch trái giác với điều kiện thích hợp, rượu vang thành phẩm đạt hàm lượng rượu là 11,36% (v/v) và có giá trị cảm quan tốt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng của trái giác trong việc phát triển sản phẩm rượu vang cho tỉnh Kiên Giang.
Tạp chí: Hội thảo khoa học sau đại học nắm 2017: Một số vấn đề khoa học xã hội và nhân văn, ngày 5/10/2017 tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên