Người Chăm là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân tộc này có số lượng đứng ở vị trí thứ 4 và phân bố tập trung ở tỉnh An Giang. Quá trình tiếp biến văn hóa Bà la môn giáo, Hồi giáo cùng sự cộng cư, sinh sống trên vùng đất An Giang, dân tộc này đã cho ra đời những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Trong khía cạnh văn hóa vật thể, yếu tố nổi bật là các thánh đường. Thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa người Chăm trên nhiều phương diện, tuy nhiên, thánh đường của người Chăm vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Với mục tiêu góp thêm mảnh ghép vào bức tranh văn hóa vật thể của người Chăm ở An Giang và bước đầu xem xét thánh đường Chăm dưới góc nhìn địa lý du lịch, nghiên cứu này được thực hiện. Để đạt được các mục tiêu trên, những câu hỏi sau cần phải được giải đáp: Sự phân bố, đặc điểm và chức năng của thánh đường Chăm như thế nào? Nghệ thuật trang trí, kiến trúc và ý nghĩa biểu tượng của thánh đường ra sao? Những yếu tố nào của thánh đường có khả năng thu hút du khách?
Tạp chí: Hội thảo khoa học sau đại học nắm 2017: Một số vấn đề khoa học xã hội và nhân văn, ngày 5/10/2017 tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên