Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng hòa tan lân khó tan trên đất phèn canh tác khóm tại xã Hỏa Tiến và Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từ 42 dòng vi khuẩn hòa tan lân được phân lập từ rễ và thân cây khóm trên môi trường LGI (Liquid Glucose Ivo) và NFB (Nitrogen Fixing Bacteria) tuyển chọn được 20 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân trong điều kiện pH 4,50 và chứa độc chất Al3+ và Fe2+ ở nồng độ lần lượt là 100 và 300 mg kg-1. Trong đó, dòng vi khuẩn L-VT08c và L-VT09 có khả năng hòa tan lân sắt, lân nhôm và lân canxi tốt nhất trên môi trường LGI với hàm lượng hòa tan lân lần lượt là 13,6; 26,2; 26,1 mg P L-1 và 16,2; 25,5; 19,7 mg P L- 1 và dòng vi khuẩn N-VT06 trên môi trường NFB với hàm lượng 34,5; 6,40 và 60,0 mg P L-1, theo cùng thứ tự. Hai dòng vi khuẩn L-VT09 và N-VT06 được định danh bằng kỹ thuật 16S rDNA là Burkholderia silvatlantica với tỷ lệ tương đồng là 100%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên