Mục tiêu của nghiên cứu xác định hiệu quả của phân hữu cơ và vôi đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quýt đường. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm tám nghiệm thức, với ba lần lặp lại tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trong đó, nghiệm thức (i) bón phân theo nông dân, (ii) bón vôi, (iii) bón phân hữu cơ, (iv) phân hữu cơ khoáng, (v) phân hữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn nội sinh cố định đạm và hòa tan lân bản địa Burkholderia spp., (vi) nghiệm thức iii và vôi, (vii) nghiệm thức iv và vôi, (viii) nghiệm thức v và vôi. Công thức phân vô cơ của nghiệm thức i là 97 N - 184 P2O5 - 71 K2O và nghiệm thức từ ii đến viii là 80 N - 100 P2O5 - 60 K2O. Kết quả cho thấy bón phân hữu cơ, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân bản địa Burkholderia spp. hoặc vôi kết hợp phân hữu cơ, vôi kết hợp phân hữu cơ khoáng, vôi kết hợp hữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp các dòng vi khuẩn Burkholderia spp. đã tăng chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính thân, đường kính tán, độ Brix, số trái và năng suất quýt đường, với năng suất tăng 46,0 - 105,5%. Số trái và năng suất của nghiệm thức bón phân hữu cơ là 51 trái/cây và 5,69 kg/cây và nghiệm thức bón phân hữu cơ vi sinh là 56 trái/cây và 5,59 kg/cây.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên