Mục tiêu nghiên cứu là xác định khả năng đóng góp của người dân địa phương thông qua mức sẵn lòng chi trả của họ đối với các thuộc tính lợi ích của việc bảo tồn rừng U Minh Hạ tại tỉnh Cà Mau bằng phương pháp mô hình lựa chọn (CM). Kết quả mô hình ước lượng mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình cho việc bảo tồn rừng U Minh Hạ cho thấy người dân quan tâm nhiều đến các thuộc tính lợi ích được đề nghị phù hợp với họ để thực hiện chương trình bảo tồn. Đáp viên sẵn sàng đóng góp mỗi tháng khoảng 0,2 kg gạo cho việc cải thiện cung cấp sản phẩm rừng thêm 10 năm, 1,1 kg gạo cho mức tăng 50% cải thiện mất đất rừng, 0,1 kg gạo cho việc tăng 10% nguồn nước, 0,67 kg gạo mỗi tháng cho việc tăng 15% và 0,75 kg gạo cho việc tăng 30% lượng khách du lịch đến địa phương. Những kết quả đạt được này rất hữu ích để đánh giá thực trạng và khả năng chi trả của người dân trong việc phát triển hệ sinh thái rừng U Minh Hạ.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên