Đề tài đánh giá hiện trạng về nguồn tài liệu cây dược liệu tại vùng sinh thái rừng tràm Trà Sư – An Giang, cũng như tiềm năng khai thác, sử dụng cây dược liệu, qua đó đề xuất biện pháp quản lý, bảo tồn vùng sinh thái hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; khảo sát thực địa điều tra phỏng vấn nông hộ; thu mẫu định danh; và phân tích thống kê. Kết quả cho thấy đây là vùng đất phèn nặng, có PH thấp, Al 3+ trao đổi và acid tổng số điều cao. Cây dược liệu gồm 60 loài thực vật bật cao thuộc 40 họ, trong 2 ngành. Trong đó, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm 92,5%, họ giàu nhất trong ngành này là họ Cúc (Asteraceae) chiếm 13,33%. Các loại cây dược liệu khá đa dạng trên vùng đất phèn Trà Sư, tuy nhiên hiện nay chưa được chú trọng để bảo vệ, khai thác và phát triển. Do đó cần khuyến khích người dân trồng, bảo vệ và khai thác hiệu quả hơn cây dược liệu ở vùng đất phèn này, cũng như các biện pháp bảo tồn và phát triển.
Từ khóa: Trà Sư, cây dược liệu, đất phèn, rừng tràm
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên