Bài báo được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng và quản lý dược phẩm của người dân qua phỏng vấn trực tiếp 65 hộ ở Cà Mau và 30 sinh viên đang học tập tại Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như Acetaminophen và các chất kháng sinh như Ampicilin 500mg, Cephalexin 500, Amoxciline, Augtipha 525 mg, Ofmanfi ne-domesco, Scanax 500, và Tetracyline. Kết quả phỏng vấn cho thấy đáp viên không hiểu rõ về tác hại có thể có của thuốc đối với môi trường. Biện pháp quản lý dược phẩm không được sử dụng chủ yếu là đốt chung với rác sinh hoạt, thải bỏ trực tiếp vào môi trường hay dùng để chữa bệnh cho vật nuôi. Mức độ hiểu biết về sự cần thiết phải quản lý tốt dược phẩm sau khi sử dụng còn rất thấp và có sự khác biệt trong nhận thức về tác hại của thuốc đến môi trường giữa nông thôn và thành thị. Mặc dù sinh viên có nhận thức tốt hơn người dân về tác hại của dược phẩm không được sử dụng, nhưng biện pháp xử lý thuốc không sử dụng là giống nhau chứng tỏ công tác quản lý chất thải còn nhiều bất cập. Cần tăng cường công tác quản lý dược phẩm không được sử dụng trong cộng đồng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với sức khỏe và môi trường.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên