Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chịu những tác động tiêu cực như xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước mặt, lũ lụt, hạn hán kéo dài, cạn kiệt nước ngọt. Đặc biệt, xâm nhập mặn làm thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Điều này làm gia tăng việc sử dụng nước giếng, từ đó làm suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đất. Bài báo được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ dân về hiện trạng sử dụng và chất lượng nước, đồng thời tiến hành thu 06 mẫu nước để đánh giá chất lượng nước thông qua các chỉ số lý hóa tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy khu vực có đến 98% hộ dân đã lắp đặt hệ thống nước máy và đang trong quá trình sử dụng. Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước máy cho mục đích ăn uống và sinh hoạt lần lượt là 56,7% và 83,3%. Đa phần người dân hài lòng về chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt, nhưng không hài lòng về chất lượng nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, kết quả phân tích 06 mẫu nước cho thấy các chỉ tiêu TSS, BOD5 và Coliform vượt mức cho phép tiêu chuẩn chất lượng nước mặt khi so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1). Cần tiếp tục quan trắc, theo dõi chất lượng nước mặt và nâng cao công tác quản lý tại địa phương để cải thiện những mặt chưa hợp lý.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên