Nông hộ tham gia sản xuất lúa với mô hình “Cánh đồng liên kết (CĐLK)” ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long có xu hướng giảm dần từ năm 2018. Để tìm hiểu thực trạng sản xuất và mức độ hài lòng của người dân, một nghiên cứu đã phỏng vấn 105 hộ trong và 30 hộ ngoài CĐLK tại 3 xã thuộc huyện Trà Ôn, Vĩnh Long. Số liệu được phân tích thống kê mô tả, kiểm định T-Test để so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa hai nhóm hộ, áp dụng thang đo SERVPERF và phân tích hồi qui đa biến để đánh giá mức độ hài lòng và xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông hộ trong CĐLK. Nhóm hộ trong CĐLK sản xuất lúa đạt năng suất cao hơn 7,6% và lợi nhuận cao hơn 31,4% so với hộ ngoài. Nông hộ khá hài lòng về tham gia cánh đồng liên kết qua thang đo cao nhất là biến Lợi ích (>4,2). Bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng là Kinh tế (β = 0,528), Khoa học kỹ thuật (β = 0,373), Lợi ích cá nhân và xã hội (β = 0,156), và nhân tố Chính sách nhà nước (β = 0,105) có tác động thấp nhất đến sự hài lòng của nông hộ. Để phát triển sản xuất lúa theo cánh đồng liên kết cần tác động tích cực hơn trong tương lai, chính sách hỗ trợ của địa phương cần được xem xét.
Từ khóa: Cánh đồng liên kết, Nông hộ, Sự hài lòng, Huyện Trà Ôn
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên