Việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi heo ở thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người dân, nhưng đã gây ảnh hưởng đến môi trường do các chất thải từ chăn nuôi. Bài báo tiến hành khảo sát hiện trạng chăn nuôi heo và chất lượng nước mặt tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý chất lượng nước mặt tại khu vực chăn nuôi heo. Nghiên cứu tiến hành trong 3 tháng, kết hợp lấy mẫu nước và phỏng vấn 40 hộ, 1 cán bộ địa phương. Kết quả cho thấy, chăn nuôi heo theo kiểu hệ thống Chuồng (C) chiếm 65%, chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường chiếm 65% (ao cá và mương, kênh), 35% áp dụng hầm ủ biogas. Tuy nhiên, chất thải xử lý bằng hầm ủ biogas còn gặp nhiều bất cập làm hiệu quả xử lí kém và không triệt để. Chất thải tại vị trí nguồn tiếp nhận có hàm lượng DO, BOD5, COD, TSS, TP và TN lần lượt là 1,13 mg/L, 40,9 mg/L, 128,7 mg/L, 200 mg/L, 3,36 mg/L và 22,6 mg/L và hàm lượng giảm dần khi ra xa nguồn thải. Qua đó cho thấy chất thải chăn nuôi heo là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng nước mặt tại khu vực và các khu lân cận. Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động chăn heo, đặc biệt là việc xử lý chất thải chăn nuôi, bên cạnh đó cần nâng cao hiểu biết của người dân góp phần phát triển bền vững trong chăn nuôi và cải thiện chất lượng nước mặt trong khu vực.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên