Trong nỗ lực chuyển đổi sinh kế để thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, xung đột sinh thái đang nổi lên như một thách thức khó giải quyết. Việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nuôi tôm ở những vùng bị nhiễm mặn được xem là giải pháp khả thi. Nhưng sự bùng nổ của ngành tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra nhiều hệ lụy như xung đột lợi ích giữa nuôi tôm thâm canh và quảng canh, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, biến đổi môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Bối cảnh này là động lực cho sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và chuyên gia vào nỗ lực tìm kiếm những mô hình sinh kế tiến bộ, vừa tạo ra lợi ích kinh tế vừa giúp khôi phục môi trường sinh thái địa phương. Bài báo này phân tích tác động và hiệu quả của một trong số những mô hình đó. Bài báo cũng chứng minh luận điểm cho rằng cách "tiếp cận cộng đồng" là một chiến lược quan trọng trong đổi mới sinh kế và giải quyết xung đột sinh thái có hiệu quả.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên