Thí nghiệm về ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến năng suất và chất lượng gạo trên hai giống lúa thơm OM121 và OM9915 vùng phù sa ngọt được thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long - xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Thí nghiệm hai nhân tố theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại. Nhân tố thứ nhất bao gồm hai giống lúa OM121 (V1) và OM9915 (V2). Nhân tố thứ hai bao gồm 4 thời điểm thu hoạch lúa 26 (T1), 28 (T2), 30 (T3) và 32 (T4) ngày sau trổ (NST). Kết quả thí nghiệm cho thấy thời điểm thu hoạch lúa tốt nhất để đảm bảo năng suất cao nhất trong vụ Hè Thu là 30 ngày sau trổ đối với giống lúa OM121 và sau 28 ngày sau trổ đối với giống lúa OM9915. Để đạt năng suất lúa cao nhất trong vụ Đông Xuân, giống lúa OM121 nên thu hoạch trong giai đoạn 28 - 30 ngày sau trổ, và giống lúa OM9915 nên thu hoạch vào thời điểm sau 28 NST. Đối với giống lúa OM121, năng suất đạt 4,02 tấn/ha ở 26 NST; 4,29 tấn/ha ở 28 NST; 4,49 tấn/ha ở 30 NST; 4,12 tấn/ha ở 32 NST trong vụ Hè Thu và 6,20 tấn/ha ở 26 NST; 6,56 tấn/ha ở 28 NST; 6,52 tấn/ha ở 30 NST; 6,11 tấn/ha ở 32 NST trong vụ Đông Xuân. Đối với giống OM9915, năng suất đạt 3,82 t/ha ở 26 NST; 4,15 tấn/ha ở 28 NST; 4,17 tấn/ha ở 30 NST; 4,11 tấn/ha ở 32 NST trong vụ Hè Thu và 6,17 tấn/ha ở 26 NST; 6,42 tấn/ha ở 28 NST; 6,58 tấn/ha ở 30 NST, 6,56 tấn/ha ở 32 NST trong vụ Đông Xuân.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên