Hiện nay, kỹ thuật QF-PCR (QF-PCR - Quantitative fluorescence – Polymerase chain reaction) đang đượcsử dụng rộng rãi trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng, bệnh tật di truyền như hội chứng Down,Patauvà Edwards. Ưu điểm của kỹ thuật này là độ chính xác cao, trả kết quả xét nghiệm nhanh và khả năng áp dụng rộng trên quy mô lớn. Tại Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ thuật này đã được sử dụng để phát hiện mất đoạn AZF (AZF – Azoospermia factor) bằng kit của Devyser. Điểm mới của nghiên cứu là đã tạo ra kit với 14 chỉ dấu di truyền và xây dựng được quy trình kỹ thuật QF-PCR để phát hiện một số nguyên nhân di truyền thường gặp ở nam giới khám vô sinh có mật độ tinh trùng ≤ 5 triệu/mL. Nhằm khẳng định kết quả QF-PCR là chính xác và đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành đánh giá độ tin cậy. Nghiên cứu ứng dụng quy trình QF-PCR đã xây dựng để xét nghiệm 10 mẫu DNA nam giới có khả năng sinh sản bình thường, 2 mẫu DNA của nam giới mắc hội chứng Klinefelter, 4 mẫu DNA của nam giới mất đoạn AZFc, 1 mẫu DNA của nữ giới có khả năng sinh sản bình thường và 1 mẫu nước cất. Kiểm định cho thấy kit với 14 chỉ dấu di truyền và quy trình QF-PCR đã xây dựng có độ chính xác 100% so với kỹ thuật multiplex-PCR và phương pháp nuôi cấy bạch cầu lympho máu ngoại vi. Kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng giúp phát hiện một số nguyên nhân di truyền thường gặp ở nam giới khám vô sinh, đồng thời hỗ trợ bác sỹ xây dựng được phác đồ chữa hiếm muộn cho bệnh nhân một cách hiệu quả nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên