Nhiều nghiên cứu về dạy đọc đã chỉ ra rằng để phát triển năng lực đọc cho học sinh một cách hiệu quả thì cần phải xác lập được mô hình dạy đọc và biện pháp dạy đọc tương ứng. Xuất phát từ quan điểm này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến rất nhiều mô hình dạy đọc khác nhau vào dạy đọc như Langer (1990) với mô hình dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc, Walker (1989) với mô hình đọc tương tác, Raphael và Hiebert (1996) với mô hình câu lạc bộ sách... Điểm chung trong các mô hình này là người học được tương tác với văn bản ở nhiều phương diện và vai trò khác nhau, có nhiều cơ hội để rèn các kĩ năng đọc. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung giới thiệu mô hình đọc hỗ trợ, phương pháp dạy đọc theo mô hình này và sự cần thiết của việc vận dụng mô hình dạy đọc hỗ trợ trong dạy đọc cho học sinh tiểu học
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên