Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của ao nuôi tảo Spirulina sp. để xử lý nước thải sinh hoạt trong điều kiện có chiếu sáng thêm vào ban đêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở cùng thời gian tồn lưu nước 3 ngày, tải nạp nước 0,1 m3/m2 *ngày-1, tải nạp chất hữu cơ 68,6 kg BOD5/ha*ngày-1, nước thải sau xử lý bằng ao tảo và tách tảo đạt cột A QCVN 14:2008/BTNMT ở các chỉ tiêu BOD5, NH4+, N-NO3- ; và đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) ở các chỉ tiêu TP, COD, TKN. Ao tảo có chiếu sáng thêm vào ban đêm cho hiệu quả xử lý không khác biệt có ý nghĩa (mức 5%) so với ao tảo không chiếu sáng vào ban đêm. Tuy nhiên nồng độ Chlorophyll a của nước thải đầu ra ở ao tảo có chiếu sáng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (mức 5%) với ao tảo không chiếu sáng vào ban đêm. Như vậy nếu chỉ chú trọng đến hiệu quả xử lý nước thải thì có thể vận hành bể trong điều kiện không chiếu sáng thêm vào ban đêm; còn nếu chú trọng đến cả hai yếu tố là hiệu quả xử lý nước thải và lượng sinh khối tảo thu được thì nên vận hành bể trong điều kiện có chiếu sáng thêm vào ban đêm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên