Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, liên kết hợp tác trong sản xuất hay liên kết trong kinh tế nói chung là tất yếu khách quan, trên cơ sở phát triển hàng hóa và phân công lao động, cạnh tranh trên thị trường. Việc quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết sẽ giúp nhà sản xuất giảm rủi ro các biến động về giá cả thị trường và giảm ảnh hưởng của thời tiết, tạo điều kiện để thâm canh nông nghiệp; giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc lập kế hoạch kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Mô hình cánh đồng mẫu lớn cho thấy những hiệu quả kinh tế cao trong việc nâng cao thu nhập cho ngừơi nông dân, liên kết thị trừơng và từng bứơc xây dựng thương hiệu gạo Việt với vùng nguyên liệu chất lựơng cao, và hình thành lực lượng nông dân có trình độ cao trong quá trình sản xuất lúa. Kết quả của nghiên cứu so sánh hiệu quả quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh của hai nhóm nông hộ trồng lúa ở tỉnh An Giang: nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng mẫu lớn và nhóm ngoài mô hình, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao thâm nhập thị trường lúa gạo thông qua việc tạo mối liên kết bền vững giữa Doanh nghiệp- Nông dân.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên