Tính hữu dụng của lân bị hạn chế trên đất phèn, đất nhiều canxi và cũng là nhân tố quan trọng giới hạn năng suất cây trồng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của bón lân trộn với “dicarboxylic acid polyme” kết hợp bón vôi đến sinh trưởng và năng suất lúa Hè Thu trồng trên ba vùng đất phèn tại Hòn Đất, Phụng Hiệp và Hồng Dân. Thí nghiệm nông hộ được thực hiện trên ba hộ nông dân khác nhau của mỗi vùng sinh thái. Các nghiệm thức thí nghiệm cho từng hộ là (i) không bón lân; (ii) bón 60 kg P2O5 ha-1; (iii) bón 60 kg P2O5 ha-1và 2 tấn CaO ha-1; (iv) bón 60 kg P2O5 ha-1trộn dicarboxylic acid polymer và 2 tấn CaO ha-1; (v) bón 60 kg P2O5 ha-1và 4 tấn CaO ha-1 và (vi) bón 60 kg P2O5 ha-1 trộn dicarboxylic acid polymer và 4 tấn CaO ha-1. Kết quả thí nghiệm cho thấy DCAP khả năng nâng cao hiệu quả của phân lân trên đất phèn đối với 2 loại đất có hàm lượng nhất định về Fe2+và Al3+ thông qua việc làm tăng số bông m-2 và do đó năng suất hạt gia tăng. Không có sự đáp ứng của bón 60P2O5 khi đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, cũng như đơn thuần chỉ bổ sung lượng vôi ở mức 2 và 4 tấn ha-1cũng không làm tăng hiệu quả của lân, tuy nhiên khi bón DCAP phối hợp 2 tấn vôi đã cho thấy nâng cao hiệu quả của lân trong gia tăng năng suất lúa đến 22% trên 2 loại đấtnày. Trong số ba địa điểm nghiên cứu, Hồng Dân là đất có giá trị pH>5,0 và hàm lượng Al3+ trao đổi -1 thì không thể hiện sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất lúa khi có bón 60kgP ha và sử dụng DCAP kết hợp vôi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên