Các kết quả nghiên cứu mẫu đất trước đây ở vùng An Phú cho thấy hàm lượng cadimi (Cd) trong đất vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn thế giới. Các thí nghiệm được thực hiện trong đề tài này nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đánh giá thực trạng hàm lượng Cd trong môi trường đất sử dụng trồng trọt tại huyện An Phú tỉnh An Giang; (ii) Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước tưới, biện pháp tưới và bón vôi lên sự hấp thu và tích lũy Cd trong bắp, lúa và đậu xanh.
Tất cả các mẫu đất trồng lúa, bắp và đậu xanh trong đê có hàm lượng Cd cao hơn ngoài đê từ 1,5 đến 2 lần. Đất trồng bắp, lúa và đậu xanh trong đê cũng như ngoài đê có hàm lượng Cd trung bình dao động từ 31,7 đến 141 µg/kg cho đất lúa, đất đậu xanh và đất bắp. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng bố trí trên ruộng nhiễm Cd cho thấy Hàm lượng Cd trong hạt của cây lúa, bắp và đậu xanh tưới nước giếng khoan luôn cao hơn 46,3% so với tưới bằng nước sông. Đối với cây lúa, tưới khô ngập luân phiên (AWD) làm giảm hàm lượng Cd trong hạt lúa so với lúa ngập liên tục (CF) là 30,1%. Hàm lượng Cd trung bình trong thân và hạt của lúa, bắp và đậu xanh ở nghiệm thức bón vôi (5 tấn/ha) đều thấp hơn hàm lượng Cd trong thân và hạt của lúa, bắp, đậu xanh so với nghiệm thức không bón vôi. Lượng bón vôi 5 tấn vôi/ha giảm rõ rệt hàm lượng Cd trong hạt lúa, bắp và đậu xanh tương ứng 48,4; 43,6; 40,6% so với không bón vôi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên