Môi trường ao nuôi Artemia với độ mặn rất cao (70-90 g/L) có thể là yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đạm (N) và lân (P) dễ tiêu trong đất và nước, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo-nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho Artemia. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu (i) khảo sát sự biến động theo không gian của hàm lượng dinh dưỡng N và P tích lũy trong đất và hòa tan trong nước ao nuôi Artemia và (ii) đánh giá mối tương quan giữa dinh dưỡng N, P tích lũy trong đất và nước. Mẫu đất và mẫu nước được thu trong 20 ao nuôi Artemia tại độ sâu 0-10 cm vào mùa khô khi bắt đầu thả nuôi Artemia. Các ao được lấy mẫu có diện tích dao động từ 500 – 700 m2, phân bố dọc theo đường bờ biển huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng, trong phạm vi chiều dài 1,5 km, cách bờ biển 2 km và khoảng cách giữa các ao từ 50-100 m. Kết quả khảo sát cho thấy N, P vô cơ hòa tan trong nước thấp chưa đạt đến ngưỡng gây phú dưỡng. Hàm lượng N dễ tiêu tích lũy trong đất ít biến động, nhưng P dễ tiêu biến động lớn và không có tương quan giữa N, P trong đất và trong nước ao nuôi Artemia.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên