Trồng đậu nành tận dụng nguồn nước trời có thể được xem là một trong những giải pháp thích ứng với việc thiếu nước ngọt canh tác trong tươi lai. Aquacrop là phần mềm mô phỏng sự phát triển của cây trồng và sự cân bằng nước trong đất, giúp dự đoán năng suất cây trồng. Nhằm mô phỏng năng suất đậu nành tiềm năng, mô phỏng năng suất đậu nành trồng trong điều kiện canh tác tận dụng nguồn nước trời, thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn lần lặp lại, mỗi lặp lại gồm 3 hàng. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013. Các số liệu thu thập gồm mẫu đất và cây được dùng làm số liệu đầu vào cho mô hình AquaCrop. Kết quả cho thấy mô hình mô phỏng sinh khối và năng suất đậu nành tốt với hệ số xác định (R2) giữa sinh khối mô phỏng và sinh khối quan sát là 0,98. Không có sự chênh lệch nhiều về chỉ tiêu năng suất giữa thực tế và mô phỏng (năng suất mô phỏng: 5,68 tấn/ha; thực tế: 5,30 tấn/ha). Các chỉ số thống kê khác như RMSE, NRMSE , EF đều cho thấy kết quả thẩm định tương thích với thực tế. Cụ thể như sau: giá trị RMSE đạt 0,55 (tấn/ha) là một giá trị có thể chấp nhận được, giá trị NRMSE = 10,4% cho thấy mô phỏng ở mức tốt. Kết quả mô phỏng hàm lượng nước trong đất tương quan khá tốt với R2 = 0,9; RMSE = 8,8 (mm) và NRMSE = 7,9% ở mức rất tốt. Với các kết quả trên, việc ứng dụng mô hình AquaCrop trong mô phỏng năng suất đậu nành và cân bằng nước hoàn toàn có khả năng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc lựa chọn thời điểm gieo trồng thích hợp cũng là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất đậu nành thông qua tận dụng nguồn nước trời qua đó góp phần giảm chi phí tưới.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên