Ngày nhận bài:13/11/2018 Ngày nhận bài sửa: 14/02/2019
Ngày duyệt đăng: 12/04/2019
Title:
Isolation and selection of bacterial cellulose producing Acetobacter sp. from sugarcane juice
Từ khóa:
Acetobacter xylinum, màng cellulose, nước mía, vi khuẩn tạo màng cellulose
Keywords:
Acetobacter xylinum, cellulose producing bacteria, bacterial cellulose, sugarcane juice
ABSTRACT
Nowadays, bacterial cellulose membranes have been used extensively in various technological fields, especially in the medical field such as temporary skin, burns treatment, mask for skin care for people. This study was carried out with the aims of isolating and selecting Acetobacter sp. strain which has the ability to produce bacterial cellulose (BC) from sugarcane juice. Twenty-one strains of Acetobacter spp. were isolated. Among them, BK3 strain showed the best BC productivity with 134.48 g/200mL (fresh weight) and 1.4 g/200mL (dry weight) after 7 days of fermentation. BK3 strain was used in fermentation with initial mixture of sugarcane juice including Brix 8, pH 5.2 and 107 cells/mL for 7 days, the biomass of fresh BC reached to 140.26 g/200mL and dried BC was 1.635 g/200 mL. Furthermore, experimental results showed that after 7 days of fermentation at Brix 8.5, pH 5.1 and 106 cells/mL, the optimal BC weight was obtained 715 g/1000 mL (fresh) and 9.14 g/1000mL (dried). The identification by sequencing of 16S ribosomal RNA gene revealed that BK3 strain had 99% identity to Acetobacter xylinum. The study also revealed that the BK3 strain could be used for production of bacterial cellulose which is wisely applied in foods, pharmaceuticals, and cosmetics.
TÓM TẮT
Ngày nay, màngcellulose vi khuẩn đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực y học như: làm da tạm thời, điều trị bỏng, làm mặt nạ dưỡng da cho người. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phân lập và tuyển chọn được dòng vi khuẩn Acetobacter sp. có khả năng lên men tạo màng cellulose từ nước mía. Kết quả đã phân lập được 21 dòng vi khuẩn Acetobacter spp., trong đó, dòng BK3 cho khối lượng cao nhất về màng celllulose tươi (134,48 g/200mL) và màng celllulose khô (1,4 g/200mL) sau bảy ngày lên men. Sử dụng dòng vi khuẩn BK3 lên men với môi trường lên men phối chế ban đầu với nước mía có độ Brix là 8, pH 5,2 và mật số chủng giống vi khuẩn là 107 tế bào/mL lên men 7 ngày cho kết quả khối lượng màng cellulose tươi là 140,26 g/200mL và màng celllulose khô là 1,635 g/200mL. Hơn nữa, kết quả thí nghiệm cho thấy lên men 7 ngày với các thông số tối ưu (độ Brix 8,5, pH 5,1 và mật số chủng giống vi khuẩn là 106 tế bào/mL) cho kết quả khối lượng màng cellulose đạt tối ưu 715 g/1000mL (tươi) và 9,14 g/1000mL (khô). Bằng phương pháp giải trình tự, kết quả định danh dòng BK3 đồng hình 99% với vi khuẩn Acetobacter xylinum. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng BK3 có thể ứng dụng để lên men sản xuất màng cellulose có thể sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
Trích dẫn: Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Phú Thành và Nguyễn Ngọc Thạnh, 2019. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Acetobacter sp. lên men tạo màng cellulose từ nước mía. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 193-202.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Nhựt, Nguyễn Ngọc Thạnh và Nguyễn Văn Thành, 2019. Lên men rượu vang khoai lang tím Nhật (Ipomoea batatas). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 125-133.
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, DUONG THI DIEM TRANG, 2013. TẬN DỤNG PHẾ PHẨM KHÓM CẦU ĐÚC (HẬU GIANG) CHO QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ENZYME BROMELAIN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 162-170
Nguyễn Văn Thành, Trần Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2011. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT STARTER ACTINOMUCOR ELEGANS CÓ MẬT SỐ VÀ SỨC SỐNG CAO DÙNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHAO TRUYỀN THỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19a: 194-203
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, Neáng Thơi, 2012. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN NẤM MEN TỪ NƯỚC THỐT NỐT THU HOẠCH Ở TRI TÔN, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 203-212
Nguyễn Văn Thành, TRAN THI YEN MINH, 2013. ỨNG DỤNG VI SINH VẬT VÀ ENZYME PROTEASE ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC TƯƠNG LÊN MEN TRUYỀN THỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 205-212
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, Lê Trung Hiếu, Lê Hà Ny, 2013. TRÍCH LY ENZYME BROMELAIN TỪ PHẾ PHẨM KHÓM CẦU ĐÚC - HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 21-27
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Ngọc Trai, 2012. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTOBACILLUS SP. CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ ĐỐM ĐỎ TRÊN CÁ TRA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 224-234
Trích dẫn: Nguyễn Văn Thành và Thái Minh Tam, 2019. Ảnh hưởng của bào tử nấm mốc Actinomucor elegans và điều kiện lên men đến sự cải thiện chất lượng chao truyền thống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 226-231.
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, TRAN THI QUE , , 2013. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH NẤM MEN TRONG LÊN MEN RƯỢU VANG KHÓM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 27-35
Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Trần Thị Quế, Huỳnh Trần Toàn, Nguyễn Phú Cường, 2013. LÊN MEN RƯỢU VANG KHÓM (ANANAS COMOSUS) CẦU ĐÚC (HẬU GIANG) BẰNG NẤM MEN PHÂN LẬP VÀ THUẦN CHỦNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 56-63
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên