Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
15 (2015) Trang: 29-36
Tạp chí: Nông nghiệp và PTNT
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của luân canh cây đậu xanh, mè và ớt đến sinh trưởng và năng suất bắp lai. Thí nghiệm nông trại (on-farm research) được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 36 m2 tại An Phú - An Giang. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm (i) bắp - bắp - bắp; (ii) bắp - đậu xanh - bắp; (iii) bắp - mè - bắp; (iv) đậu xanh - bắp - bắp; (v) đậu xanh - ớt - bắp và (vi) bắp - bắp - bắp. Trong đó, nghiệm thức, các nghiệm thức từ (i) đến (v) được bón theo công thức phân (200N - 90P2O5 - 80K2O) và nghiệm thức (vi) bón theo công thức phân của nông dân. Các cây trồng được sắp xếp theo thứ tự của vụ Xuân Hè, Hè Thu và Đông Xuân. Kết quả thí nghiệm cho thấy trên đất phù sa không bồi An Phú – An Giang, năng suất bắp lai ảnh hưởng rất nhiều theo mùa vụ: đạt cao nhất là vụ Đông Xuân (11,73 tấn ha-1), kế đến là vụ Xuân Hè (9,88 tấn ha-1) và thấp nhất là Hè Thu (7,05 tấn ha-1). Loại cây trồng trong hệ thống luân canh có ảnh hưởng đến năng suất của bắp lai, trồng bắp lai vụ Đông Xuân trên đất đã canh tác đậu xanh vụ Hè Thu đưa đến năng suất hạt cao nhất (13 tấn ha-1) so với các nghiệm thức luân canh khác. Biểu hiện ưu thế sinh trưởng rõ rệt nhất của cây bắp sau vụ đậu xanh là sự gia tăng về chiều cao cây và số lá. Nghiệm thức bắp - đậu xanh - bắp và đậu xanh - ớt - bắp mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, trồng đậu xanh và ớt đòi hỏi nhiều công lao động. Cần nghiên cứu cân bằng dưỡng chất về đa lượng và trung lượng đối với các nghiệm thức luân canh trên đất trồng bắp.

Các bài báo khác


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...