Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của biện pháp sử dụng nước và vùi rơm khác nhau đến sự phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa trên đất phù sa tại Bình Minh - Vĩnh Long. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 5 nghiệm thức (ngập liên tục, khô ngập luân phiên 1, khô ngập luân phiên 2, bón rơm ủ, vùi rơm tươi; CF, AWD, AWD?, BS và OA), với bốn lặp lại tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả thí nghiệm cho thấy so với biện pháp canh tác lúa ngập nước truyền thống, biện pháp tưới tiết kiệm đã làm giảm lượng phát thải khí CH4 là 52 ? 61%, nhưng biện pháp này lại làm tăng phát thải khí N2O là 58 ? 76% trên đất phù sa canh tác lúa tại Bình Minh ? Vĩnh Long.Vùi rơm tươi trên đất phù sa canh tác lúa tại Bình Minh ? Vĩnh Long đã làm tăng lượng phát thải khí CH4 nhiềuhơn 150% so với không vùi rơm.Năng suất lúa đạt được qua biện pháp tưới tiết kiệm là 7,68 tấn/ha, biện pháp tưới tiết kiệm này đã không làm giảm năng suất so với canh tác lúa ngập truyền thống (7,80 tấn/ha). Qua một vụ lúa, năng suất lúa (7,65 tấn/ha) của biện pháp bón rơm ủ chưa thấy được gia tăng so với vùi rơm tươi (6,75 tấn/ha) hoặc lấy rơm khỏi ruộng (7,80 tấn/ha).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên