Mục tiêu của nghiên cứu là xác định hàm lượng, hấp thu dưỡng chất NPK trong cây miá và đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất NPK cho cây mía khi có bón bã bùn mía. Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK) và thí nghiệm 2 gồm 2 nghiệm thức (NPK-BBM và NPK-KBBM) được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy đất phù sa hàm lượng dưỡng chất N, P, và K trong thân và lá mía của tất cả các nghiệm thức cao nhất vào các giai đoạn sinh trưởng ban đầu và giảm dần đến khi thu hoạch. Khoảng hàm lượng N, P và K của nghiệm thức bón đủ NPK được ghi nhận trong thân là 0,68 ? 1,64%N; 0,33 ? 0,57% P2O5 và 1,23 ? 2,56% K2O và trong lá 0,33 ? 1,30%N; 0,18 ? 0,40% P2O5 và 0,63 ? 3,26% K2O. Đất phù sa trên hai địa điểm cho thấy không bón N, P và K đều đưa đến năng suất thấp hơn so với bón đủ N, P và K, với lượng NPK mà cây mía lấy đi là 326 - 328 kgN/ha; 146 - 188kgP2O5/ha và 622 - 918 kgK2O/ha. Không bón lân và kali đưa đến hấp thu lân và kali trong cây mía thấp so với bón đầy đủ NPK. Không bón N, P và K trên đất phù sa của hai vùng trồng mía ở ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều đưa đến năng suất thấp hơn so với bón đầy đủ từng loại dưỡng chất này. Bón NPK có kết hợp bón bã bùn mía giúp gia tăng hấp thu đạm và năng suất mía đường trên đất phù sa của hai địa điểm, nhưng chỉ tăng hấp thu lân, kali trên đất phù sa ở Long Mỹ so với bón NPK mà không kết hợp bón bã bùn mía.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên