Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Chuyên đê (2014) Trang: 85-92
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng cu?a biện pháp tưới lên phát thải khí CH4, N2O và năng suất lúa trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm một nhân tố theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 3 nghiệm thức (CF: tưới ngập liên tục, AWD: tưới ngập ? khô luân phiên và ruộng lúa chỉ được tưới trở lại khi mực nước trong ruộng hạ thấp dưới mặt đất 10-15 cm, AWD?: tưới ngập ? khô luân phiên và ruộng lúa chỉ được tưới trở lại khi mực nước trong ruộng hạ thấp dưới mặt đất 15-20 cm), với bốn lặp lại được thực hiện trên khu thực nghiệm Đại học Cần Thơ. Kết quả thí nghiệm cho thấy biện pháp tưới cho lúa khi mực nước hạ thấp 10-15 cm và 15-20 cm đã đều làm giảm lượng phát thải CH4 nhưng làm tăng N2O. Khi qui đổi thành lượng phát thải CO2, sự phát thải của N2O trong cả hai điều kiện này là cao hơn so với CH4. Biện pháp tưới cho lúa khi mực nước hạ thấp 15-20 cm đã làm lượng phát thải CO2 qui đổi cao hơn so với biện pháp tưới khi mực nước hạ thấp 10-15 cm. Tổng lượng phát thải ở biện pháp tưới cho lúa khi mực nước hạ thấp 10-15 cm là 35,07 kg CO2 equivalent/3 đợt bón phân/ha trong đó 2,55 kg CO2 equivalent/3 đợt bón phân/ha từ bốc thoát CH4 và 32,52 kg CO2 equivalent/3 đợt bón phân/ha từ bốc thoát N2O. Biện pháp tưới cho lúa khi mực nước hạ thấp 10-15 cm và 15-20 cm đạt năng suất bằng với biện pháp tưới ngập liên tục. Năng suất lúa trung bình la? 4,53 tấn/ha.

Các bài báo khác


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...