Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của bón NPK va ba bun mia đến sinh trưởng và đáp ứng năng suất mía vụ gốc trên đất phù sa ở ĐBSCL bằng kỹ thuật lô khuyết. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong đó, nhân tố A (kỹ thuật bón khuyết dưỡng chất) gồm bốn nghiệm thức phân bón (NPK, NP, NK và PK) và nhân tố B (bã bùn mía) bao gồm (10 và 0 tấn ha-1), với 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 80 m2 ở Cù Lao Dung Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón đạm làm gia tăng chiều cao, đường kính mía và kali tăng độ Brix mía vụ gốc trên đất phù sa tại Cù Lao Dung Sóc Trăng và Long Mỹ -Hậu Giang. Đáp ứng của dưỡng chất đạm cho năng suất mía khoảng 40 tấn ha-1, nhưng đối với lân và kali năng suất < 15 tấn ha-1. Hiệu quả nông học của phân NPK được sắp theo thứ tự N>P>>K, với hiệu quả của NPK theo thứ tự khoảng 126 - 134; 84 - 107 và 42 - 44 kg mía trên kg phân. Bón bã bùn mía tăng chiều cao, đường kính và năng suất mía trên cả hai địa điểm. Khi kết hợp bón bã bùn mía đáp ứng năng suất mía của dưỡng chất đạm và kali có khuynh hướng cao hơn. Canh tác mía vụ gốc trên đất phù sa Cù Lao Dung cho năng suất 150,8 tấn ha-1 cao hơn Long Mỹ (131,0 tấn ha-1). Năng suât vu mia gôc giam đên 25 tấn ha-1 so vơi mia tơ. Ba bun mia lam tăng chi 4-5 tấn ha-1 ơ vu mia tơ trong khi gia tăng đang kê ơ vu mia gôc khoang 10- 13 tấn ha-1 trên ca hai đia điêm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên