Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
22 (2014) Trang: 60-65
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là (i) Xác định ảnh hưởng của các mức bón phân đạm đến lượng hấp thu dưỡng chất vi lượng (Cu, Fe, Zn và Mn) trên cây mía; (ii) Xác định tình trạng dinh dưỡng vi lượng của cây mía thông qua tỷ lệ dưỡng vi lượng chất trong cây mía. Thí nghiệm một nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba mức phân đạm (250, 300 và 350kgN/ha), với 4 lần lặp. Kết quả thí nghiệm cho thấy sinh khối thân và lá mía đạt tối hảo ở mức bón 300kgN/ha kết hợp với 125 P2O5 + 200 K2O kg/ha ở Cù Lao Dung và Long Mỹ. Gia tăng mức bón đạm dẫn đến tăng hấp thu Fe và Mn trong khi làm giảm hấp thu Cu và Zn. Tuy nhiên, gia tăng mức bón đạm không ảnh hưởng đến hấp thu Fe trên đất phù sa ở Cù Lao Dung. Trong đó, lượng dưỡng chất vi lượng hấp thu (kg/ha) ở mức bón đạm 300kgN/ha của Cu (0,20-0,21), Fe (2,54-3,88), Zn (0,69-0,83) và Mn (2,41-2,91). Tỷ lệ dưỡng chất vi lượng ở mức bón 300kgN/ha của Fe/Cu (12,69-18,08), Zn/Cu (3,21-4,13), Mn/Cu (11,99-13,48), Fe/Zn (3,07-5,59), Fe/Mn (1,06-1,34) và Mn/Zn (2,90-4,12) trong lá và thân mía trên đất phù sa ở Cù Lao Dung và Long Mỹ.

Các bài báo khác


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...