Mục tiêu của nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các liều lượng kali và bã bùn mía đến sự sinh trưởng, năng suất, độ Brix và hấp thu kali của cây mía đường trồng trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện tại Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang, với 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 79,2 m2. Trong đó, nhân tố A là các liều lượng kali (100, 150 và 200kg K2O ha-1), nhân tố B là bã bùn mía gồm (0 và 10 tấn ha-1). Kết quả thí nghiệm cho thấy ở lượng bón 200 kg K2O ha-1 lúc thu hoạch, hàm lượng kali trong thân mía ơ? Cù Lao Dung (1,21%) cao hơn so với Long Mỹ (0,85%). Tuy nhiên, hàm lượng này trong lá tương đương nhau, với 1,11% và 1,10%, theo thứ tự của hai điểm nghiên cứu trên. Năng suất mía ở Cù Lao Dung khi bón 200 kg K2O ha-1 (156 tấn ha-1) cao hơn so với Long Mỹ (143 tấn ha-1) và do đó lượng kali lấy đi của mía tại Cù Lao Dung (532 kg K2O ha-1) thì cao hơn rất nhiều so với Long Mỹ (367 kg K2O ha-1). Tăng lượng bón kali làm tăng độ Brix và độ Brix mía đạt cao nhất vào giai đoạn thu hoạch (18%) ở cả hai địa điểm. Bón kali với lượng 200 kg K2O ha-1 làm tăng chiều cao, đường kính, và năng suất mía ở Long Mỹ - Hậu Giang, nhưng các liều lượng kali chưa làm tăng sinh trưởng và năng suất mía ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng. Bo?n bã bùn mía làm tăng chiều cao, năng suất mía và hấp thu kali trên hai địa điểm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên