Mục tiêu của nghiên cứu là xác định lượng đạm phù hợp và thời gian bón đạm hợp lý cho cây mía dựa trên hàm lượng đạm trong lá thông qua bón đạm bằng bảng so màu lá cho tối hảo hấp thu đạm và năng suất mía ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba mức phân đạm (250, 300, 350kgN/ha) và bốn phương pháp bón phân đạm được thực hiện ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi so màu lá hàng tuần ở mức đạm 300Kg đạm trên hecta, việc cung cấp đạm được ghi nhận vào các thời điểm 28, 63, 103, 138 và 152 ngày sau khi xuống giống cho cây mía ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và 21, 49, 103, 124 và 159 ngày sau khi xuống giống cho cây mía ở Long Mỹ - Hậu Giang. Tăng lượng đạm bón vào gia tăng hàm lượng đạm trong thân trong khi phương pháp bón đạm dựa trên bảng so màu lá được ghi nhận vào các thời điểm trên dẫn đến hàm lượng đạm trong lá thấp trên đất phù sa ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Mức đạm 300, 350kgN/ha có lượng hấp thu đạm tối hảo trên đất phù sa ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và Long Mỹ - Hậu Giang. Phương pháp bón đạm 3 và 4 đạt hấp thu đạm tối hảo trên đất phù sa ở Cù Lao Dung ? Sóc Trăng và chỉ có phương pháp bón đạm 4 có lượng hấp thu đạm tối hảo trên đất phù sa ở Long Mỹ - Hậu Giang. Các mức bón đạm và phương pháp bón đạm có ảnh hưởng đến năng suất mía. Trong đó, mức đạm 300kg/ha và phương pháp bón đạm vào các thời điểm trên cho năng suất tối ưu trên cả hai địa điểm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên