Tình hình chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ngày càng trở nên phổ biến dưới sự tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này tìm ẩn nhiều rủi ro về kỹ thuật cũng như quản lý môi trường trong quá trình sản xuất. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ nuôi tôm đã chuyển đổi từ mô hình mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá thực trạng sản xuất cũng như hiệu quả kỹ thuật và môi trương của mô hình chuyển đổi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình 419 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, có sự dao động lớn về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này một phần phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình sản xuất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nông hộ đã từng bị thua lỗ ít nhất 1 lần chiếm đến 91% và các nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ là dịch bệnh, chất lượng giống kém, thời tiết thay đổi và biến động thị trường. Mức hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra trung bình của nông hộ nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu là 72,74%, điều này có nghĩa là ở mức đầu vào hiện tại nông hộ có khả năng tăng thêm 27,26% năng suất. Về hiệu quả môi trường, mức hiệu quả trung bình là 65,44%, kết quả này cho thấy nông hộ nuôi tôm có thể giảm khoảng 35% tổng lượng đầu vào các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường (thức ăn, thuốc và nhiên liệu) mà không làm giảm đầu ra trong điều kiện các đầu vào khác không đổi.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú, 2016. Hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa công nghệ sinh thái tại tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44d: 103-111.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú, 2019. Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng xoài tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1D): 109-119.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang, Trương Thảo Nhi và Võ Hồng Tú, 2016. Đánh giá tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46d: 116-121.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú và Cao Hoàng Thu Thảo, 2019. Giải pháp phát triển ngành hàng mía đường tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2D): 131-142.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang, Huỳnh Việt Khải và Võ Hồng Tú, 2018. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7D): 146-154.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú, Huỳnh Việt Khải và Trần Minh Hải, 2018. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình lúa – tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9D): 149-156.
Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Phú Son, Võ Hồng Tú, 2013. VAI TRÒ PHỤ NỮ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 15-21
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang, 2017. Tác động sự tham gia Hội Phụ nữ đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48c: 64-69.
Trích dẫn: Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú, 2016. Nhận thức và sự sẵn lòng đóng góp của nông hộ cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46c: 96-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên