Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2020 nhằm phân tích các yếu tố kĩ thuật và đánh giá hiệu quả tài chính của các mô hình quảng canh cải tiến kết hợp. 45 hộ tômlúa và 45 hộ tôm-rừng tại tỉnh Cà Mau đã được khảo sát. Kết quả cho thấy quy mô nuôi khá lớn (2,47 – 5,30 ha). Mật độ thả 4,70 con/m2 (tômlúa) và 17,8 con/m2 (tôm-rừng), năng suất tương ứng là 229,3 và 267,8 kg/ha/vụ. Tôm-lúa thu thêm 1,36 tấn lúa/ha/vụ và 11,8 kg cua/ha/vụ. Tômrừng kết hợp với cua thu được 69,3 kg/ha/vụ, 79,3 kg tôm tự nhiên và 73,5 kg cá tự nhiên. Tổng chi phí tôm-lúa là 6,80 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận 33,4 triệu đồng/ha/vụ. Tôm-rừng có chi phí đầu tư là 19,9 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 60,1 triệu đồng/ha/vụ. Lợi nhuận tôm nuôi chịu ảnh hưởng thuận biến bởi mật độ thả, nghịch biến với diện tích nuôi (tôm-lúa) và tỉ lệ diện tích rừng (tôm-rừng)
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Quyên, Huỳnh Văn Hiền và Lê Thị Ngọc Anh, 2017. Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52b: 103-112.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Kim Quyên, 2017. Phân công lao động và vai trò của giới trong nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu trường hợp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51c: 64-73.
Nguyễn Thị Kim Quyên, Amararatne Yakupitiyage, 2016. Vai trò của dịch vụ hệ sinh thái sông Hậu đối với đời sống cộng đồng nuôi trồng và khai thác thủy sản tại th. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 75-84
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên