Nghiên cứu được thực hiện nhằm tận dụng xơ mít để chế biến sản phẩm có giá trị như nước uống lên men. Mục đích của nghiên cứu là xác định điều kiện thủy phân trong quy trình chế biến nước uống lên men từ xơ mít dựa trên việc phân tích hàm lượng ethanol, chất khô hòa tan, polyphenol, flavonoid, hoạt tính chống oxy hóa DPPH và màu sắc sản phẩm. Thiết kế Box-Behnken được bố trí để xác định các thông số tối ưu, bao gồm tỷ lệ nước và xơ mít (1,5; 2,0 và 2,5 lần, v/w), nồng độ enzyme pectinase (0, 0,1 và 0,2% w/v) và thời gian thủy phân (10; 65; 120 phút). Kết quả cho thấy điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân xơ mít với tỷ lệ nước : xơ mít là 1,9; nồng độ enzyme pectinase 0,1% và thời gian thủy phân 65 phút, độ cồn trong sản phẩm đạt khoảng 4,9% (v/v), hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học như polyphenol, flavonoid và DPPH lần lượt là 0,511 mgGAE/mL, 0,022 mgQE/mL và 14,54%. Kết quả nghiên cứu cho thấy xơ mít là nguồn nguyên liệu tiềm năng để chế biến nước uống lên men chứa các hợp chất có giá trị sinh học.
Que, P.T.T., Verlinden, B., Nicolaï, B., 2017. Effect of controlled atmosphere and storage temperature on the weight loss and cap colour of fresh mushrooms (Agaricus bisporus). Can Tho University Journal of Science. Vol 6: 127-139.
Trích dẫn: Phan Thị Thanh Quế, Nguyễn Thị Thu Thủy, Tống Thị Ánh Ngọc và Lê Duy Nghĩa, 2017. Ảnh hưởng của điều kiện chế biến và bảo quản đến sự ổn định màu betacyanin trong nước ép thịt quả thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51b: 16-23.
Trích dẫn: Phan Thị Thanh Quế, Nguyễn Thị Thu Thủy và Tống Thị Ánh Ngọc, 2018. Khảo sát đặc tính và sự ổn định của dầu hạt thanh long (Hylocereus spp.) ở các điều kiện bảo quản khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 192-201.
Phan Thị Thanh Quế, Huỳnh Thị Kiều, Phạm Minh Hiệp, Nguyễn Hoàng Lan, 2009. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA TÔM SÚ PENAEUS MONODON XỬ LÝ TRONG DUNG DỊCH AXÍT HỮU CƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 210-217
Trích dẫn: Phan Thị Thanh Quế, Võ Thị Vân Tâm, Tống Thị Ánh Ngọc và Koen Dewettinck, 2017. Nghiên cứu khả năng sử dụng hợp chất màng cầu béo sữa trong chế biến sữa chua. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53b: 88-96.
Que, P.T.T, Verlinden, B. And Nicolaï, B., 2015. Predictive controlled-atmosphere-model for the opening of caps and sensory quality of fresh mushrooms (Agaricus bisporus). Can Tho University Journal of Science. 1: 89-95.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên