Canh tác lúa 3 vụ/năm trong đê bao trong thời gian dài có thể gây suy thoái đất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính chất vật lý, hóa học đất trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất phèn và đất phù sa cổ. Nghiên cứu được thực hiện tại xã Lương An Trà huyện Tri Tôn và xã An Nông huyện Tịnh Biên. Thời điểm thu mẫu đất là sau khi lũ rút, số lượng mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên mỗi nhóm đất là 32 mẫu gồm: 16 mẫu trong đê (vùng lúa 3 vụ) và 16 mẫu ngoài đê (lúa 2 vụ). Mỗi ruộng lúa, đất được thu ở 2 tầng (tầng Ap: 0-15 cm và tầng Bg: 15-30 cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã làm pH đất trong đê thấp hơn so với pH đất ngoài đê; EC của đất trong đê cao hơn so với EC của đất ngoài đê. Thành phần cơ giới đất trong và ngoài đê ở Tri Tôn được phân loại là đất sét, còn ở Tịnh Biên đất trong đê là đất sét pha thịt và ngoài đê là đất thịt trung bình pha sét. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trong đê (3 vụ lúa) cao hơn so với đất ngoài đê (2 vụ lúa). Từ đó dẫn đến khả năng trao đổi cation (CEC), đạm tổng số của đất trong đê cũng cao hơn so với đất ngoài đê, đặc biệt ở tầng đất mặt Ap. Trong khi đó hàm lượng lân tổng số và kali tổng số khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả hai điểm nghiên cứu. Độ nén dẽ của tầng đất Bg luôn cao hơn ở đất trong đê so với đất ngoài đê ở cả hai điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên thể hiện qua độ xốp và hệ số thấm thấp, dung trọng và độ chặt của đất cao.
Trần Bá Linh, Lê Văn Khoa, 2006. HIỆN TRẠNG ĐỘ PHÌ VẬT LÝ CỦA ĐẤT THÂM CANH LÚA Ở XÃ LONG KHÁNH - CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 111-117
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Phượng, 2008. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ BỀN ĐOÀN LẠP CỦA ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 145-150
Trần Bá Linh, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC VÀ ĐỘ BỀN CẤU TRÚC CỦA ĐẤT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI, CÂY TIÊU VÀ RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, BÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LẠT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 208-213
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Trần Huỳnh Khanh, 2010. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 266-271
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Lê Văn Khoa, 2010. ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC DỄ HỮU DỤNG CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CỦA ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH LÚA Ở CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 42-48
Trần Bá Linh, BUI NHUAN DIEN , 2013. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ THÂM CANH LÚA TẠI HUYỆN MỘC HÓA ? TỈNH LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 43-49
Trích dẫn: Trần Bá Linh, Nguyễn Hữu Trí, Đặng Duy Minh và Châu Minh Khôi, 2019. Đánh giá độ phì vật lý và khả năng giữ nước của đất canh tác cây trồng cạn ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 95-101.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên