Ngày nhận bài:03/07/2019 Ngày nhận bài sửa: 10/09/2019
Ngày duyệt đăng: 15/10/2019
Title:
Evaluation of soil fertility and soil water retention capacity in the typical upland crop production area of U Minh Thuong district – Kien Giang province
Từ khóa:
Chất hữu cơ, đất nén dẽ, lượng nước hữu dụng, phì nhiêu đất, vật lý đất
Keywords:
Soil compaction, soil fertility,
Soil organic carbon, soil physics, soil water available
ABSTRACT
The study was conducted to assess soil fertility and determine water retention capacity and total available water in the dry season on farmland with upland crops production, to serve sustainable agricultural production and climate change adaptation in U Minh Thuong district. Soil samples were taken at depths of 0-20 cm and 20-40 cm to determine the physical and chemical properties of soil in three crop systems of chives, corn and turmeric. The soil samples were randomly collected in six different fields of each cropping system - a total of 18 fields for three crop systems. The results show that the soil texture is silty clay with clay and silt content> 95%. Turmeric and maize cropping systems have low content of soil organic matter, compacted soil, low permeability, weak soil structure and low soil water holding capacity. Farmer used organic fertilizers combined inorganic fertilizers for chives cultivation, so it has better soil physical fertility and water holding capacity compared to turmeric and corn cultivation. Soil water retention is poor and soil surface sealing is high in turmeric and maize cropping system cultivation, therefore it is necessary to pay attention to adequate water supply in the dry season and good drainage in the rainy season.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độ phì vật lý đất, xác định khả năng giữ nước trên đất trồng rau màu, phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện U Minh Thượng. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm để xác định các đặc tính hóa lý đất trên ba mô hình trồng hẹ, bắp và nghệ. Trên mỗi mô hình, mẫu đất được lấy ngẫu nhiên trên 6 ruộng nông dân đang canh tác khác nhau, tổng cộng 18 ruộng cho 3 mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có hàm lượng sét và thịt chiếm >95%. Mô hình canh tác nghệ và bắp có hàm lượng chất hữu cơ nghèo, đất bị nén dẽ, tính thấm thấp, cấu trúc đất yếu và khả năng giữ nước của đất thấp. Đất canh tác hẹ do nông dân có bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ nên có độ phì vật lý và khả năng giữ nước tốt hơn so với mô hình trồng nghệ và trồng bắp. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất của mô hình trồng nghệ và bắp nghèo dẫn đến đất dễ bị đóng váng tầng mặt do mưa, lượng nước hữu dụng của đất thấp do đó cần chú ý cung cấp nước đầy đủ trong mùa khô và tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa.
Trích dẫn: Trần Bá Linh, Nguyễn Hữu Trí, Đặng Duy Minh và Châu Minh Khôi, 2019. Đánh giá độ phì vật lý và khả năng giữ nước của đất canh tác cây trồng cạn ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 95-101.
Trần Bá Linh, Lê Văn Khoa, 2006. HIỆN TRẠNG ĐỘ PHÌ VẬT LÝ CỦA ĐẤT THÂM CANH LÚA Ở XÃ LONG KHÁNH - CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 111-117
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Phượng, 2008. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ BỀN ĐOÀN LẠP CỦA ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 145-150
Trần Bá Linh, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG GIỮ NƯỚC VÀ ĐỘ BỀN CẤU TRÚC CỦA ĐẤT TRỒNG CÂY ĂN TRÁI, CÂY TIÊU VÀ RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, BÌNH DƯƠNG VÀ ĐÀ LẠT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 208-213
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Trần Huỳnh Khanh, 2010. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 266-271
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Lê Văn Khoa, 2010. ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC DỄ HỮU DỤNG CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CỦA ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH LÚA Ở CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 42-48
Trần Bá Linh, BUI NHUAN DIEN , 2013. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ THÂM CANH LÚA TẠI HUYỆN MỘC HÓA ? TỈNH LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 43-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên