Effect of organic manure on soil water holding capacity and soil structural stability of soil cultivated fruit, peper and vegetables in Mekong delta, Binh Duong and Da Lat
Từ khóa:
Phân hữu cơ,Nước hữu dụng, Độ bền cấu trúc đất
Keywords:
Organic manure, available water capacity, soil structural stability
ABSTRACT
Soil physical degradation can be occurred under crop production because of excessive and imbalance inorganic fertilizer application. Among them soil water capacity and soil structural stability are important parameters that used for evaluation the physical soil fertility. The objective of this study was to evaluate the effects of organic manure effects on soil water capacity and soil structural stability on several soil types. The soil samples were collected from fields that are cultivated with pepper, vegetable in Mekong Delta, Binh Duong and Đa Lat. The measurement of these effects done by quantifying some soil analyses of soil samples were taken at two depths (0-10 and 10-20 cm). According to the results of statistical analysis, soil structural stability (SA) significantly changes on two different land managements at surface soil layers (0-10 cm) in the organic manure mixed inorganic fertilizer treatment compared to inorganic fertilizer treatment while the water holding capacity and available soil water content were only found with higher value in the organic manure mixed inorganic fertilizer treatment for peper, vegetable and pomelo cultivation.
TóM tă?t
Canh tác trong thời gian dài chỉ sử dụng phân vô cơ, tính chất vật lý đất có thể chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng. Trong khi đó, đặc tính giữ nước của đất và độ bền cấu trúc đất luôn được các nhà khoa học quan tâm khi đánh giá độ phì vật lý đất. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên khả năng giữ nước và độ bền cấu trúc của đất trồng cây ăn trái, cây tiêu và rau màu trên các loại đất khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long, Bình Dương và Đà Lạt. Kết quả phân tích đất và thống kê cho thấy các điểm thí nghiệm có chất hữu cơ trong đất thuộc loại nghèo đến trung bình-khá (1,3% - 4,8%). Khi bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ với liều lượng cân đối thì độ bền cấu trúc ở tầng đất mặt (0-10 cm) của các điểm thí nghiệm được cải thiện và khác biệt có ý nghĩa so với đất chỉ sử dụng phân hóa học theo kỹ thuật canh tác của nông dân. Trong khi ẩm độ thể tích lớn nhất của đất và ẩm độ đất hữu dụng cho cây trồng được cải thiện đối với đất trồng cây ăn trái, cây rau và tiêu, chưa ghi nhận sự cải thiện có ý nghĩa trên đất trồng cây lấy củ như đậu phộng và gừng.
Trần Bá Linh, Lê Văn Khoa, 2006. HIỆN TRẠNG ĐỘ PHÌ VẬT LÝ CỦA ĐẤT THÂM CANH LÚA Ở XÃ LONG KHÁNH - CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 111-117
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Phượng, 2008. HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ BỀN ĐOÀN LẠP CỦA ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 145-150
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Trần Huỳnh Khanh, 2010. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 266-271
Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Lê Văn Khoa, 2010. ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC DỄ HỮU DỤNG CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN CỦA ĐẤT PHÙ SA THÂM CANH LÚA Ở CAI LẬY - TIỀN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 42-48
Trần Bá Linh, BUI NHUAN DIEN , 2013. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ THÂM CANH LÚA TẠI HUYỆN MỘC HÓA ? TỈNH LONG AN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 43-49
Trích dẫn: Trần Bá Linh, Nguyễn Hữu Trí, Đặng Duy Minh và Châu Minh Khôi, 2019. Đánh giá độ phì vật lý và khả năng giữ nước của đất canh tác cây trồng cạn ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 95-101.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên